Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem như thế nào là định vị thương hiệu và làm cách nào để định vị được một thương hiệu .
Khái niệm định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu, hiểu một cách đơn giản chính là quá trình chọn cho mình một vị trí trong tâm trí khách hàng (vị trí này phải thật sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành hàng). Điểm khác biệt của thương hiệu chính là những giá trị độc nhất vô nhị chỉ có duy nhất doanh nghiệp mới có, điều này sẽ giúp cho quá trình ghi dấu ấn vào tâm trí khách hàng trở nên dễ dàng hơn.
Mỗi ngày chúng ta đã và đang vô tình tiếp xúc với hơn 1000 thương hiệu thông qua những điểm chạm về thị giác. Chúng ta hãy cùng nhau làm một khảo sát nho nhỏ để hiểu hơn nhé.
Tình huống như sau: Bạn hãy nhớ lại xem một ngày của mình bắt đầu như thế nào. Có phải sau khi thức dậy bạn với lấy chiếc smartphone của Apple để xem giờ, tiếp theo bạn sẽ sử dụng kem đánh răng của PS để vệ sinh răng miệng. Bạn đi làm bằng chiếc xe Yamaha, trên đường bạn gặp một chiếc xe buýt có quảng cáo poster của nước tăng lực sting. Hoặc vào thời điểm bạn đọc bài viết hữu ích này được chia sẻ Lux Media. Thông qua sản phẩm doanh nghiệp đang từng bước đi vào tâm trí khách hàng và để lại dấu ấn sâu sắc.
Qua khảo sát trên, bạn đã hiểu được như thế nào là định vị thương hiệu hay chưa. Trên thực tế, khái niệm về định vị thương hiệu không phải quá vĩ mô, nó chỉ đơn thuần là những chi tiết rất nhỏ như: thiết kế bao bì, logo, màu sắc doanh nghiệp,…
Xem thêm: Phân tích insight khách hàng – chìa khóa vàng dành cho doanh nghiệp
Một số chiến lược dùng để định vị thương hiệu phổ biến
Hiện nay, nhu cầu và ước muốn của khách hàng rất đa dạng, vì vậy việc áp dụng chiến lược để định vị thương hiệu của doanh nghiệp vào tâm trí khách hàng là rất quan trọng. Việc định vị được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời cũng giúp cho việc định vị sản phẩm so với các sản phẩm khác trở nên dễ dàng hơn. Một số chiến lược phổ biến như:
Định vị dựa vào vấn đề trên thị trường hoặc dựa trên giải pháp mà doanh nghiệp đề ra:
Chiến dịch này doanh nghiệp cần tìm ra các vấn đề đang diễn ra trên thị trường, sau đó tiến hành cung cấp các giải pháp giúp giải quyết vấn đề đó. Ví dụ minh họa: Viên uống giảm cân ra đời để giải quyết vấn đề muốn giảm mỡ, làm đẹp của phụ nữ.
Định vị dựa vào tính năng:
Đây là chiến lược mà doanh nghiệp thực hiện nhằm nhấn mạnh những tính năng, ưu điểm vượt trội của sản phẩm đến với khách hàng. Tuy nhiên, chiến dịch này thường nhanh chóng bị lỗi thời vì sự đổi mới liên tục của các dòng sản phẩm khác.
Định vị theo chất lượng:
Đây là yếu tố dựa trên chất lượng của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, yếu tố này xuất phát từ phía khách hàng thông qua quá trình trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Chính vì vậy, việc áp dụng chiến lược định vị theo cách này sẽ mang lại hiệu quả cao nhưng lại khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian, để có được sự phản hồi và niềm tin từ người tiêu dùng.
Định vị dựa vào đối thủ:
Chiến lược này đánh trực tiếp vào điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, từ đó nêu bật lên thế mạnh của doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng.
Định vị dựa vào giá trị:
Giá trị là những gì mà doanh nghiệp đã cam kết mang lại cho khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Yếu tố này là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Định vị dựa vào công dụng:
Dựa vào từng công dụng cụ thể của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp sẽ bắt đầu triển khai chiến dịch định vị phù hợp. Lấy ví dụ: Chiếc smartphone A có tính năng chụp ảnh vượt trội suy ra công dụng đạt được chính là khách hàng sẽ có được những tấm hình đẹp mà không cần chỉnh sửa nhiều. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên tập trung vào công dụng và hiệu quả của chiếc smartphone, đó chính là mang lại nhiều bức ảnh đẹp cho người dùng.
Định vị dựa vào mong ước:
Chiến lược này là chiến lược tạo định hướng và kích thích nhu cầu của khách hàng đối với 1 sản phẩm/dịch vụ bất kì.
Định vị dựa vào cảm xúc:
Đây là chiến lược mang tính chủ động đến từ phía doanh nghiệp. Thông thường, họ thường sử dụng kế hoạch đánh vào các yếu tố tâm lý của khách hàng như: cảm xúc thân thuộc, màu sắc ưa chuộng, văn hóa dân tộc với mục đích tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Xem thêm: Sức khỏe thương hiệu liệu có cần cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bí kíp tạo nên một định vị thương hiệu hay
Để tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải kết hợp cùng lúc nhiều yếu tố như logo, câu nói thương hiệu, bao bì, màu sắc, …
Ở bài viết này , Lux Media sẽ chia sẻ về cách viết một câu nói thương hiệu hay và chuẩn, đặc biệt có thể gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu.
Để viết về định vị thương hiệu cần đảm bảo tuân thủ 4 yếu tố sau:
- To Whom: Đầu tiên cần xác định được nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến là ai, họ có sở thích như thế nào,… Sau khi đã có tệp khách hàng mục tiêu, thì việc còn lại chính là lựa chọn từ ngữ và văn phong phù hợp với khách hàng.
- What Need: Đưa ra các nhận định và lời cam kết về việc doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề gì trong thị trường.
- Differentiated by: Ở đây, cần đưa ra những điểm đặc biệt, khác hoàn toàn so với các đối thủ có trên thị trường.
- Reason to Believe: Cuối cùng chính là những lý do giúp khách hàng tin tưởng tuyệt đối vào thương hiệu.
Xem thêm: Các Chiến lược thúc đẩy khách hàng cần nên áp dụng cho doanh nghiệp
Định vị thương hiệu cần làm những gì?
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh của mình. Bằng cách sử dụng ma trận SWOT, chúng ta sẽ có được một bức tranh tổng thể về điểm mạnh và và điểm yếu của đối thủ. Không những vậy, trong lúc khảo sát chúng ta cũng có thể tìm kiếm thêm sự khác biệt và các nhánh thị trường nhỏ tại đây.
Phân tích khách hàng mục tiêu
Sau khi phân tích xong về bức tranh toàn cảnh về đối thủ, tiếp theo sẽ là phân tích kỹ về nhóm khách hàng mục tiêu. Chúng ta cần xác định rõ ràng họ là ai, vị trí địa lý, tuổi tác, nghề nghiệp hoặc thói quen sinh hoạt như thế nào. Trong bài phân tích này, càng cụ thể về thông tin tìm được thì sẽ càng dễ dàng triển khai kế hoạch.
Phương thức định vị trong phân tích thị trường
Như những chia sẻ trong bài viết, doanh nghiệp cần chọn 1 trong số những phương thức định vị phù hợp để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động. Việc thay thay đổi phương thích định vị sẽ khiến cho hoạt động của doanh nghiệp bị mất đi tính đồng nhất, từ đó sẽ khiến cho khách hàng trở nên hoang mang về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Sơ đồ định vị thương hiệu của phân tích thị trường
Sơ đồ định vị gồm 2 trục thể hiện giá sản phẩm và phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến. Trục đứng biểu thị giá sản phẩm và trục ngang biểu thị phân khúc khách hàng đang được hướng đến. Một doanh nghiệp muốn định vị tốt vị thế của mình trước hết cần phải chọn đúng nhóm đối tượng khách hàng, sau sẽ sẽ lựa chọn ức gia sao cho phù hợp nhất với nhóm khách hàng mình đã chọn.
Xem thêm: Tại sao chuyển đổi số trong kinh doanh thời đại 4.0 là điều tối quan trọng với mỗi doanh nghiệp ?
Tổng kết về định vị thương hiệu
Tóm lại, Như LuxMedia đã chia sẽ các doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn về thị trường, và chủ động lên kế hoạch bám sát vào vấn đề. Từ đó, đưa ra cho mình một chiến lược định vị thương hiệu thật hiệu quả.
Bài viết này đến đây là hết, chúc bạn luôn vui vẻ và gặt hái được nhiều thành công.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Dịch vụ quảng cáo Facebook, Dịch vụ Google ads, Dịch vụ SEO Website giải pháp Marketing của LuxMedia trước đó qua: Dịch Vụ LuxMedia | Giải Pháp Tích Hợp Cho Doanh Nghiệp SME
Hoặc: liên hệ ngay với LuxMedia
- Email: nhatlong2796@gmail.com
- Facebook: LuxMedia IMC
- Địa chỉ: Số 5/3, Đường Tô Hiệu, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 0899472796 (Zalo)