Kinh doanh sàn thương mại điện tử(Sàn TMĐT) mở ra cánh cửa cơ hội cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí đây cũng là sân chơi cho những ai yêu thích kinh doanh và muốn tập tành tìm kiếm cơ hội phát triển, làm giàu. Không nhất cần cần phải sản xuất hay nhập về một lượng hàng quá lớn để bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Cũng không cần thuê cửa hàng và nhân viên, tiếp cận được với đa dạng khách hàng kể cả chi phí tiếp thị sản phẩm của bạn bằng 0. Điều đó cũng đủ giúp bạn giảm được nhiều chi phí vận hành và tiếp thị cho gian hàng của mình vì sàn nhanh chóng thông tin hàng hóa đến người tiêu dùng mà không phải qua bất kỳ trung gian nào. Đóng vai trò là chiếc cầu nối liên kết giữa người bán với khách hàng đa dạng, rộng rãi, và thường xuyên săn tìm sản phẩm, ngành hàng tại nơi đây. Sự bùng nổ của việc kinh doanh Sàn TMĐT ở Việt Nam đã mở ra những cơ hội, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức do nhà bán ngày càng đông đúc, sức cạnh tranh cũng khốc liệt về đa dạng sản phẩm, mẫu mã, giá cả, và ngành hàng,…
Thị trường kinh doanh sàn thương mại điện tử năm 2022
Xuất phát từ sự thay đổi thói quen tiêu dùng từ offline sang online, việc kinh doanh sàn thị trường thương mại điện tử được dự đoán là sự phát triển tất yếu, hợp xu hướng toàn cầu cùng nền tảng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Với một thị trường đầy tiềm năng như TMĐT Việt Nam, vốn vẫn liên tục được rót vào cho các thương hiệu nhỏ và ít tên tuổi hơn. Từ đầu năm 2022, một xu hướng đầu tư cho sàn TMĐT là đi vào thị trường ngách đã nổi hẳn lên, và đây được dự báo thành xu thế cho lĩnh vực này trong thời gian tới. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong năm 2022 là giai đoạn thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa, tạo đà cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Lý do lựa chọn kinh doanh sàn thương mại điện tử
Thị trường toàn cầu thực tế ảo
Hầu hết các cửa hàng offline sẽ bị rào cản giới hạn bởi mặt bằng thực để trưng bày hàng hóa, decor gian hàng. Một cửa hàng trực tuyến hay bất kỳ loại hình nào đã là kinh doanh sàn thương mại điện tử thì không cần mặt bằng, bất kỳ đâu trên thế giới cũng có chỗ cho mọi người tìm kiếm mua sắm, hay trải nghiệm. Từ nông thôn đến thành thị hay bất kỳ quốc gia nào đều không mất thêm chi phí, nên đây thực sự là một trong những lợi thế lớn nhất của giao dịch trực tuyến.
Tăng độ nhận diện trải nghiệm cho thương hiệu khi kinh doanh sàn thương mại điện tử
Trong kinh doanh, trải nghiệm khách hàng là yếu tố rất quan trọng để xây dựng và quảng bá thương hiệu. Việc đa kinh doanh Sàn TMĐT cũng là một cách nhằm tăng trải nghiệm khách hàng, mở rộng vùng tiếp cận thuận tiện cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Khách hàng tiềm năng của bạn rất thích sản phẩm bên bạn nhưng lại không có thiện cảm với dịch vụ của sàn thương mại điện từ nơi bạn cung cấp dịch vụ. Khi đó việc kinh doanh đa sàn sẽ giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Đồng thời, giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn bởi sự linh hoạt cùng dịch vụ chất lượng trong kinh doanh. Ngoài ra kinh doanh đa sàn giúp nhận biết, giải đáp kịp thời những vấn đề khuất mắt.
Xem thêm: Cách Bán hàng Shopee – giải pháp thăng hoa trong kinh doanh trên Sàn TMĐT
Tiết kiệm chi phí vận hành kinh doanh sàn thương mại điện tử
Thị trường này ngày càng tiềm năng và thu hút lượng lớn người mua sắm online. Chỉ cần bạn có sản phẩm chất lượng và giá thành tốt thì rất dễ tiếp cận được khách hàng. Chi phí và chiến lược quảng cáo đã có các sàn lo liệu nhằm thu hút lượng người truy cập lớn. Chẳng hạn như: các ngày hội Sale lớn trong tháng hoặc sự kiện trong năm, các công cụ bán combo nhằm tăng truy cập, kích thích mua hàng, các mã giảm giá, miễn phí vận chuyển, giao hàng thần tốc,…
Kinh doanh Sàn TMĐT giúp bạn dễ dàng tiếp cận hơn đến với khách hàng, là một trong những cách kinh doanh trực tuyến hiệu quả nhất hiện nay, bởi đây là nơi quy tụ những người dùng có nhu cầu mua sắm online.
Bởi vậy, khi kinh doanh đa sàn thương mại điện tử càng giúp bạn tận dụng tối đa việc tiết kiệm chi phí vận hành, đặc biệt là chi phí quảng cáo để tiếp cận người tiêu dùng.
Thực tế cho thấy vào các ngày tổ chức dịp sale lớn, các sàn đã tăng rất nhiều về doanh thu và lượng người truy cập. Đặc biệt, nhiều thương hiệu lớn đều đứng đầu top bán chạy của nhiều sàn khác nhau bởi có sẵn ưu thế về mức độ uy tín và thương hiệu của sản phẩm.
Tăng khả năng quyết định đúng đắn trong quản trị của doanh nghiệp
Ngoài việc đáp ứng thị trường mua sắm online giàu tiềm năng cho doanh nghiệp, các sàn thương mại điện tử còn cung cấp hệ thống thông tin cùng các phân tích báo cáo về phân khúc khách hàng của cửa hàng để doanh nghiệp có thể đề ra chiến lược kinh doanh tốt hơn.
Tính khả dụng
Không bị giới hạn bởi giờ làm việc các doanh nghiệp thương mại điện tử, sẵn sàng phục vụ 24/7 xuyên suốt từ năm này đến năm khác. Một sự gia tăng đáng kể trong cơ hội bán hàng của chủ shop và sự thuận tiện của người mua.
Tính linh hoạt
Thông thường việc điều hành một doanh nghiệp Thương mại điện tử không cần phải làm việc cố định như ngồi trong văn phòng hoặc phải trải qua một ngày làm việc 8 tiếng. Tất cả những gì bạn cần là một máy tính xách tay và đường truyền ổn định là đã có thể quản lý toàn bộ doanh nghiệp thương mại điện tử của mình ở bất kỳ đâu trên thế giới, kể cả khi bạn đi du lịch, dã ngoại, cafe,… đều có thể điều khiển từ xa.
Xem thêm: Vì sao bạn nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử?
Những điều bạn có thể bạn quan tâm khi kinh doanh sàn thương mại điện tử
Sau hai năm căng thẳng và bị gián đoạn bởi tình hình dịch bệnh, người tiêu dùng đã dần quen và thích nghi với việc mua sắm online kết hợp phương thức thanh toán điện tử, tức không dùng tiền mặt. Số lượng doanh thu thanh toán qua ví điện tử tăng gấp X lần, đáng chú ý hơn là giai đoạn hiện nay có tới một nửa dân số của Việt Nam mua sắm qua kênh mua sắm thương mại điện tử.
Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam lớn nhỏ có thể chớp lấy thời cơ, tức tốc xây dựng những chiến lược kinh doanh để đến gần hơn với người tiêu dùng, tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, mở rộng thị trường kinh doanh và phục hồi tăng trưởng sau dịch.
Các chuyên gia khuyến nghị, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh bán hàng đa kênh trên tất cả các nền tảng như: Website, mạng xã hội Facebook và cả các sàn thương mại điện tử.
Xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng gần đây giúp cho doanh nghiệp thương mại điện tử tìm sản phẩm họ cần, tinh gọn chuỗi cung ứng, rút ngắn thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm đảm bảo chuẩn.
Dựa vào báo cáo số liệu toàn cảnh sàn thương mại điện tử 6/2022 của Công ty nghiên cứu dữ liệu công bố, Việt Nam đang trở thành thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia. Bên cạnh đó 1 trong 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo nắm giữ ưu thế nổi bật nhất tại Việt Nam. Cụ thể, Shopee đang dẫn đầu thị phần ở Việt Nam. Đứng thứ 2 là Lazada, tiếp sau đó là Tiki và Sendo.
Tốc độ này bị đánh giá là chưa mạnh mẽ do tác động tiêu cực từ đại dịch. Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, có tới hơn một nửa trong số họ đến từ các khu vực không phải thành phố lớn, tính từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021. Dự kiến mức tăng trưởng sẽ cao hơn nhiều.
Xem thêm: Cách Để Tối Ưu SEO Trên Sàn Thương Mại Điện Tử
Kết luận
Trên đây, LuxMedia đã cho bạn biết thế nào là Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Giúp mở ra cánh cửa cơ hội cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí đây cũng là sân chơi cho những ai yêu thích kinh doanh và muốn tập tành tìm kiếm cơ hội phát triển, làm giàu. Hy vọng với những hướng dẫn, chia sẻ hữu ích của chúng tôi sẽ giúp các tìm kiếm một lượng khách hàng tiềm năng lớn Mang lại doanh số cho doanh nghiệp của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ Sàn Thương Mại Điện Tử, giải pháp Marketing của LuxMedia trước đó qua: Dịch Vụ LuxMedia | Giải Pháp Tích Hợp Cho Doanh Nghiệp SME