Insight là sự kết hợp của yếu tố bên trong (In) và hành vi thể hiện ra bên ngoài (Sight). Bài viết dưới đây của LuxMedia sẽ chia sẻ về một vài tip phân tích insight khách hàng.
Với sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân hóa, ngày nay nhiều doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng quan tâm dần hơn đến trải nghiệm và cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ bất kì. Chính vì vậy, việc nghiên cứu insight khách hàng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Tổng quan về insight và cách phân tích insight khách hàng
Khái niệm insight – Phân tích insight khách hàng
Chúng ta có thể hình dung một cách dễ hiểu insight như 1 tảng băng lớn, nó gồm có 3 phần nổi và 7 phần chìm. Trong đó 7 phần chìm của tảng băng chính là những cảm xúc, suy nghĩ, nỗi sợ hãi hay những khát khao, chúng thúc đẩy các hành vi thể hiện ra bên ngoài của 3 phần nổi. Nếu như doanh nghiệp có thể giải quyết được những mong muốn giấu bên trong khách hàng thì từ đó có thể biến nó trở thành một trong những lợi thế kinh doanh của mình. Chúng ta thử lấy một ví dụ cụ thể để dễ hình dung về khái niệm của insight nhé.
Ví dụ: Gen Z muốn mọi thứ phải thật dễ dàng và phải thật nhanh chóng để đạt được. Họ thường thích thể hiện cá tính, quan tâm đến vẻ bề ngoài, và thường có thói quen thích thể hiện bản thân một cách thái quá.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây chính là tìm kiếm insight trong trường hợp này. Rất đơn giản, chúng ta hãy đọc lại vấn đề thật kỹ lưỡng và trả lời cho câu hỏi Why? Tại sao họ lại như vậy? Câu trả lời chính là, Gen Z là thế hệ trẻ được sinh ra trong thời bình. Tất cả mọi việc đều được gia đình lo lắng, chính vì thế họ không cần suy nghĩ về vấn đề cơm, áo, gạo, tiền. Mọi thứ họ có được đều rất dễ dàng dẫn đến việc họ quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề cá nhân và thích thể hiện bản lĩnh hơn.
Đây là một ví dụ cơ bản giúp bạn dễ dàng khái niệm lại thế nào là insight.
Xem thêm: Bí kíp định vị thương hiệu cho doanh nghiệp
Cách phân tích insight khách hàng
Để nghiên cứu insight khách hàng thực ra rất đơn giản, trước tiên chúng ta hãy đặt ra 4 câu hỏi cụ thể đi sâu vào vấn đề, bao gồm:
What (cụ thể hơn là Fact): Đây là những gì người tiêu dùng nghĩ và làm trong những trường hợp cụ thể. Yếu tố này rất dễ nhận ra bằng cách quan sát xem, họ thường có xu hướng hoặc hành động như thế nào khi gặp một sản phẩm có liên quan đến doanh nghiệp.
Why (Truth): Đây là những sự thật về khách hàng, chúng ta có thể tìm hiểu xem tại sao họ lại có những hành động, hay xu hướng như vậy. Suy cho cùng thì những điều họ đang quan tâm là gì?
Why (Insight): Sau khi biết được thứ mà họ thực sự quan tâm thì hãy tự đặt cho mình câu hỏi, khách hàng thực sự quan tâm đến điều gì? Họ có mong muốn nào chưa được giải quyết hay không? Thay vì cố tìm cách nhồi nhét những gì doanh nghiệp muốn áp đặt vào khách hàng, thì hãy tìm hiểu xem thực sự khách hàng mong muốn điều gì, sau đó hãy cố gắng đáp ứng nhu cầu của họ.
How (Action): Nếu như những câu hỏi ở trên đã được giải quyết thì còn chần chờ gì nữa, hãy bắt tay vào kế hoạch và hành động một cách nhanh chóng thôi. Hãy biến những ý tưởng trong kế hoạch thành những hành động thực tế, và đừng quên “kim chỉ nam” trong cách phân tích insight khách hàng này nhé.
Từ những câu hỏi trên, chúng ta rút ra được một mô hình cách phân tích insight khách hàng như bên dưới.
- Truth: Là những sự thật về người tiêu dùng. Yếu tố này bao gồm cả ý kiến khách quan lẫn chủ quan, được mọi người công nhận.
- Tension: Đây là những mâu thuẫn ẩn sâu trong suy nghĩ của khách hàng. Họ thường không bộc lộ hết toàn bộ mong muốn của bản thân, thay vào đó sẽ có một vài suy nghĩ được khách hàng cất giấu thật kĩ vào bên trong. Một số mâu thuẫn điển hình như: muốn đề cao bản thân, thể hiện bản thân, e ngại hoặc tự ti trước người khác,…
- Motivation: Yếu tố quyết định sự thành công chính là ở đây. Khi hoàn tất quá trình tìm hiểu các vấn đề và nỗi đau trên thị trường, doanh nghiệp cần phải đưa ra giải pháp tốt nhất, hoặc một sản phẩm chất lượng có thể đáp ứng và thỏa mãn những mong muốn của khách hàng.
Tip viết insight – Phân tích insight khách hàng
Để viết một insight yếu tố đầu tiên cần chuẩn bị chính là Pain point (nỗi đau) hoặc Motivation point (thúc đẩy) để thu hút được sự chú ý từ khách hàng. Một insight tốt cần đảm bảo đúng sự thật, tránh thêm thắt hoặc bịa đặt ý tưởng. Thêm vào đó, chúng ta cũng cần bảo đảm về yếu tố về cách trình bày, bố cục dễ hiểu, tránh gây lan man cho người đọc.
Một insight chuẩn cần đảm bảo 3 tiêu chí:
Rõ ràng: Cần viết gãy gọn, cô đọng để người đọc dễ nhớ. Bên cạnh đó, vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Sự thật: Như đã đề cập đến ở trên, insight cần miêu tả đúng, tránh phóng đại hoặc nói những điều không có về thương hiệu.
Mới mẻ: Thật vậy, cần chọn lọc ý những ý tưởng có 1 không 2 trên thị trường. Điều này sẽ gây ấn tượng và khiến khách hàng nhớ đến doanh nghiệp lâu hơn.
Xem thêm: SWOT Doanh Nghiệp và quy trình phân tích ưu nhược điểm
Ưu điểm và nhược nhược điểm của phân tích insight
Việc phân tích insight khách hàng cũng giống như việc tìm ra phần cốt truyện của một bài văn. Một doanh nghiệp muốn đạt được kết quả tốt trong kinh doanh cần phải cung cấp sản phẩm/dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà họ hướng đến. Cụ thể như:
Ưu điểm của phân tích insight khách hàng
Tăng lợi thế cạnh tranh và dẫn đầu xu hướng: Trên thực tế, insight chỉ xuất hiện khi khách hàng vẫn còn những nhu cầu chưa được đáp ứng một cách triệt để. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp phát hiện và “gãi đúng chỗ ngứa” sẽ mang lại thành công vượt trội cho doanh nghiệp. Ngày nay, với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Vì vậy, việc nắm bắt đúng nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng
Gia tăng thị phần: Sau khi có được lợi thế và lòng tin của khách hàng, doanh nghiệp sẽ được tối đa hóa lợi nhuận. Với mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp đó là không ngừng phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động, việc có trong tay chìa khóa chinh phục khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp mở ra cánh cổng nhân đôi thị phần của mình trên thị trường.
Thích nghi với sự thay đổi của khách hàng: Với sự phát triển chóng mặt của các trang thông tin điện tử, xu hướng tiêu dùng của khách hàng cũng vì thế mà “trở mặt” một cách nhanh chóng. Vì vậy cho nên, quá trình phân tích insight thường xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời nắm bắt được xu hướng chung trên thị trường, từ đó cải tiến về sản phẩm/dịch vụ của mình.
Xem thêm: Phân Khúc Thị Trường Là Gì? Tầm Quan Trọng Phân Khúc Thị Trường
Nhược điểm của phân tích insight khách hàng
Bên cạnh những lợi ích đạt được, thì quá trình phân tích insight khách hàng cũng tồn tại một số nhược điểm như:
Yếu tố con người: Thông tin dữ liệu dùng để phân tích nhu cầu khách hàng đại đa số được phản ánh dưới dạng số liệu hoặc biểu đồ. Điều này làm giảm đi tính chính xác của dữ liệu đầu ra. Hầu hết, insight được xuất phát từ yếu tố con người nên cần phải được thống kê dưới dạng bảng khảo sát thực tiễn. Việc này gây mất rất nhiều thời gian để thực hiện khiến doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng về nguồn lực không hề nhỏ.
Tốc độ thay đổi chóng mặt: Xu hướng hôm nay thích cái này mai lại chuộng cái khác đang diễn ra rất phổ biến trên thị trường. Việc này trở thành nỗi ám ảnh và thách thức về tốc độ thay đổi đối với doanh nghiệp. Điển hình xu hướng thay đổi này thường diễn ra ở các ngành FMCG – ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Hạn chế về nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu: Việc đáp ứng insight không mang tính chất đại trà, có thể hiểu nôm na rằng 1 insight chỉ thích hợp cho 1 nhóm đối tượng nhất định mà thôi. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế về mặt lợi nhuận đạt được và trở thành vấn đề nan giải cho bài toán nới rộng thị phần lẫn quy mô hoạt động.
Tầm quan trọng của phân tích insight
Một chiến dịch marketing hoàn hảo không thể thiếu yếu tố insight khách hàng. Nắm rõ insight của khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có một định hướng cụ thể, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh dẫn đầu xu hướng trên thị trường.
Xem thêm: Chân dung khách hàng và câu trả lời huyền thoại “ai cũng mua hàng được cả”
Kết luận
Hy vọng rằng qua bài viết này của LuxMedia sẽ giúp các bạn hiểu thêm và phân tích insight khách hàng giúp định hướng mục tiêu của doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công trong hành trình chinh phục trái tim khách hàng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Dịch vụ quảng cáo Facebook, Dịch vụ Google ads, Dịch vụ SEO Website giải pháp Marketing của LuxMedia trước đó qua: Dịch Vụ LuxMedia | Giải Pháp Tích Hợp Cho Doanh Nghiệp SME
Hoặc: liên hệ ngay với LuxMedia
- Email: nhatlong2796@gmail.com
- Facebook: LuxMedia IMC
- Địa chỉ: Số 5/3, Đường Tô Hiệu, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 0899472796 (Zalo)