Ngày nay, hàng loạt các Doanh Nghiệp lần lượt ra đời dẫn đến sự cạnh tranh rất lớn trong thị trường kinh doanh. Chính vì vậy, để chuẩn bị và xây dựng chiến lược cho Doanh Nghiệp thì việc triển khai và phân tích các yếu tố theo mô hình SWOT doanh nghiệp như: lợi thế cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu là rất quan trọng.
Bài viết này chia sẻ về mô hình SWOT Doanh Nghiệp, “chìa khóa vạn năng” giải quyết các vấn đề về phân tích thị trường cho Doanh Nghiệp. Vậy khái niệm mô hình SWOT là gì?
Khái niệm mô hình SWOT Doanh Nghiệp
SWOT là mô hình dùng để phân tích thị trường cơ bản của mỗi doanh nghiệp. Mô hình này được cấu thành bởi 4 yếu tố bao gồm:
- S – Strength (Điểm mạnh): yếu tố này cần được xây dựng dựa trên những lợi thế cạnh tranh, điểm khác biệt của dịch vụ mà Doanh Nghiệp cung cấp cho thị trường.
- W – Weakness (Điểm yếu): Đây là lúc nhìn nhận lại những khuyết điểm mà Doanh Nghiệp đang gặp phải như: nhân sự, cách vận hành, tài chính, nguồn lực,..
- O – Opportunities (Cơ hội): Ở điểm này Doanh Nghiệp cần nghiên cứu về những lỗ hổng của thị trường. Sau đó, xem xét xem liệu lỗ hổng đó có phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không.
- T – Threats (Thách thức): Đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định của Doanh Nghiệp. Đa phần thị trường bên ngoài luôn có xu hướng phát triển và thay đổi không ngừng, dẫn đến tình trạng tồn đọng của các thách thức cần được giải quyết.
Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp có thể nghiên cứu và đưa ra giải pháp tối ưu nhất, để khắc phục các vấn đề trên thì bạn đã nắm chắc phần thắng rồi đấy.
Tổng kết lại, có thể chia mô hình SWOT của doanh nghiệp ra thành 2 phần chính: phần bên trong (Strength, Weakness) và phần bên ngoài doanh nghiệp (Opportunities, Threats).
Để xác định được các yếu tố trong mô hình này cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các số liệu thống kê trên thị trường, từ đó mới có thể đưa ra được định hướng tốt nhất cho Doanh Nghiệp.
Cách ứng dụng mô hình SWOT doanh nghiệp
Để cụ thể hóa hơn về các khái niệm của mô hình SWOT, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ minh họa cụ thể về 1 thương hiệu smartphone tên là A.
Theo như bảng phân tích trên chúng ta đã có được thông tin sơ bộ về công ty lẫn thị trường. Bước tiếp theo chính là hệ thống lại những thông tin trên thành ma trận để dễ hình dung và phân tích cụ thể vấn đề hơn.
Mô hình ma trận SWOT doanh nghiệp
Trên thực tế, ma trận SWOT và mô hình SWOT là một và cả 2 đều cùng cấp chung một nguồn thông tin. Tuy nhiên, trình bày thông tin dưới dạng ma trận sẽ giúp chúng ta dễ dàng đưa ra chiến lược hơn. Nào, giờ thì cùng nhau phân tích mô hình SWOT của doanh nghiệp này nhé.
Điểm mạnh
Trong trường hợp này điểm mạng bao gồm:
- Thương hiệu
- Thiết kế, nhiều mẫu mã
- Thị phần lớn
- Đa dạng về các dòng sản phẩm
- Vốn tài chính lớn
Đi kèm là các lợi thế cạnh tranh như:
- Thị trường smartphone đang tăng trưởng rất nhanh
- Ngành quảng cáo đang đổ dồn sự tập trung vào mobile marketing
- Mua, sáp nhập với các công ty khác để mở rộng thị trường kinh doanh
Sau khi phân tích rõ từng chi tiết, chúng ta sẽ tiến hành kết hợp lại giữa điểm mạnh của doanh nghiệp với lợi thế trên thị trường để đưa ra phương án tốt nhất. Cụ thể, chúng ta có thể kết hợp yếu tố về vốn công lớn thì có thể mua và sáp nhập với các công ty khác để mở rộng thị trường. Hoặc với điểm mạnh về sự đa dạng của các dòng sản phẩm sẽ đi kèm với yếu tố mobile marketing, từ đó tạo ra dòng sản phẩm thích hợp có giao diện linh hoạt hơn.
Điểm yếu
Tương tự như cách phân tích điểm mạnh, ở đây chúng ta thấy được doanh nghiệp này đang gặp một số điểm yếu như:
- Lợi nhuận biên thấp
- Các dòng sản phẩm ăn thị phần lẫn nhau
- Phụ thuộc vào hệ điều hành của Google
Đối với thị trường thì:
- Sự xuất hiện của các dòng smartphone giá rẻ
- Sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ
- Cuộc chiến khốc liệt về cạnh tranh giá
Vậy thì, câu hỏi đặt ra chính là làm sao để giải quyết các vấn đề trên. Đừng lo lắng, chúng ta sẽ tận dụng những lợi thế đã liệt kê phía trên, để gỡ rối cho các vấn đề này nhé.
Đầu tiên, hãy nhìn lại về lợi thế về thị phần của doanh nghiệp đi kèm với vốn tài chính cao sẽ giải quyết được các dòng smartphone giá rẻ chỉ chiếm ít thị phần. Tiếp theo, về yếu tố nuốt chửng nhau giữa các dòng sản phẩm. Ở điểm này, bản thân doanh nghiệp cần nhận thức và phân tầng các dòng sản phẩm một cách rõ ràng, từ đó mới có thể điều hướng được khách hàng mục tiêu mua đúng phân khúc sản phẩm của họ.
Ví dụ: thương hiệu A có 3 phân khúc sản phẩm: smartphone A1 chỉ có chức năng chụp hình đẹp sẽ có giá là 15 triệu, khách hàng mục tiêu là sinh viên; smartphone A2 chụp hình đẹp và độ phân giải cao sẽ có giá là 20 triệu, khách hàng mục tiêu là người đi làm có thu nhập trung bình khá; smartphone A3 độ phân giải full hd, chụp hình nét và có dung lượng lớn, giá thành 30 triệu suy ra nhóm khách hàng sẽ là người có thu nhập cao đến rất cao. Nếu như sự phân tầng này ngay từ bản thân doanh nghiệp đã không có sự rõ ràng thì sẽ làm cho thị trường trở nên rất khó kiểm soát.
Cuối cùng, sau khi đưa ra hết hướng giải quyết cho các vấn đề, chúng ta sẽ có được một ma trận SWOT của doanh nghiệp hoàn chỉnh. Việc còn lại chính là bắt tay vào triển khai kế hoạch.
Tuy nhiên, một điểm lưu ý chính là ma trận SWOT này chỉ có thể áp dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau, còn đối với các dòng sản phẩm cụ thể bao gồm nhiều yếu tố thì việc áp dụng SWOT để phân tích sẽ không phù hợp.
Xem thêm: Bí kíp định vị thương hiệu cho doanh nghiệp
Khi nào thì sử dụng mô hình SWOT
Hầu hết các doanh nghiệp đều cần sử dụng mô hình SWOT ít nhất 1 lần trong năm. Điều này giúp đánh giá khách quan hiệu quả hoạt động trong 1 năm tài chính. Một số trường hợp cụ thể như:
- Giai đoạn chuẩn bị thành lập công ty
- Lập kế hoạch mang tính chiến lược
- Đánh giá sức khỏe doanh nghiệp sau thời gian dài hoạt động
- Khắc phục điểm yếu nội bộ và phát huy tối đa các điểm mạnh, cơ hội hiện có
Ưu điểm và nhược điểm của SWOT doanh nghiệp
Ưu điểm của mô hình SWOT của doanh nghiệp
Một số ưu điểm nổi bật khi sử dụng mô hình SWOT
- Đầu tiên phải kể đến chính là chi phí, việc sử dụng mô hình SWOT doanh nghiệp sẽ giúp tiết kiệm tối đa ngân sách. Doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều nguồn lực cho việc lập ma trận SWOT.
- Ưu điểm thứ hai chính là mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại một cách khách quan nhất về những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó sẽ có kế hoạch thúc đẩy các điểm mạnh và loại trừ các điểm yếu kém để phát triển,
- Cuối cùng là việc xây dựng mô hình SWOT sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở để phát triển các ý tưởng kinh doanh mới. Đi kèm với đó chính là có thể thấy được bức tranh tổng thể của thị trường.
Nhược điểm của mô hình SWOT của doanh nghiệp
Không có bất cứ thứ gì là hoàn hảo tuyệt đối, chính vì vậy, bên cạnh những ưu điểm lớn thì việc thực hiện SWOT cũng tồn tại một số điểm bất cập như:
- Kết quả mang lại mang tính tổng quát, không đi sâu vào vấn đề. Việc phân tích mô hình này chỉ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái quát những vấn đề vĩ mô mà không đi sâu vào hướng giải quyết cụ thể.
- Sau khi phân tích SWOT, doanh nghiệp cần làm thêm một số nghiên cứu chi tiết để đưa ra chiến lược hành động cụ thể. Điều này tốn khá nhiều thời gian dẫn đến dễ làm làm chậm tiến độ, ảnh hưởng đến dự định ban đầu đề ra.
- Cần cập nhật thường xuyên các vấn đề trong mô hình SWOT nhằm hạn chế tối đa sự lỗi thời trong kế hoạch. Không những thế, việc xây dựng mô hình này mang tính chủ quan cao, bởi vì phần lớn người thực hiện đều là những thành viên của doanh nghiệp.
Xem thêm: Tầm quan trọng của phân khúc thị trường
Tổng kết
Tóm lại, từ những phân tích cụ thể trên chúng ta đã có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về mô hình SWOT của doanh nghiệp. Chúng ta đã biết cách làm sao để áp dụng mô hình này, để tìm ra đâu là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhìn chung, đây là dạng mô hình cơ bản và phổ biến nhất, mà hầu hết các doanh nghiệp đã và đang sử dụng trong kinh doanh.
Hy vọng những chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp của bạn.
Thông Tin Liên Hệ
Công ty TNHH Truyền Thông LuxMedia
Giấy phép kinh doanh số 0316666981.
Tại địa chỉ Số 5/3 – Đường Tô Hiệu – Phường Tân Thới Hòa – Quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh.
- SDT: 0969 643 489
- Email: tuyendung@luxmediavn.com
- Facebook: LuxMedia IMC