Công nghệ chuyển đổi số diễn ra liên tục và doanh nghiệp của bạn có đang gặp khó khăn không? Doanh nghiệp của bạn đã có mục tiêu để phát triển kinh doanh trong vài năm tới chưa? Và liệu rằng doanh nghiệp của bạn sẽ có hướng đi ra sao nếu thiếu mục tiêu ngắn hạn. Từng giai đoạn tạo dựng nền tảng vững chắc để doanh nghiệp lớn mạnh.

Câu hỏi đặt ra là mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn là gì?
Hiểu theo cách đơn giản ta sẽ vạch ra từng bước cụ thể và hoàn thành chúng tốt nhất. Chúng ta hãy cùng đào sâu hơn trong mục tiêu này thì sẽ có 4 thành phần. Hỗ trợ bổ sung cho nhau và giúp doanh nghiệp của bạn phát triển ở những giai đoạn ban đầu.
- Doanh số trong kinh doanh ngắn hạn
- Thị phần trong kinh doanh ngắn hạn
- Tăng trưởng trong kinh doanh ngắn hạn
- Lợi nhuận trong kinh doanh ngắn hạn
Khi có mục tiêu kinh doanh ngắn hạn cụ thể doanh nghiệp bạn sẽ được những gì?
Mục tiêu hướng tới những bước đi càng cụ thể càng giúp cho doanh nghiệp của bạn đi nhanh hơn. Sự thành công rõ rệt so với các doanh nghiệp thiếu mục tiêu ngắn hạn hay mục tiêu chung chung.
Ví dụ: Doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh chỉ chú trọng đến kết quả bán hàng cao nhất. Nhưng lại không đặt ra mốc bán hàng như (1 ngày bán được 10 đơn hàng hay 1 tuần bán được 100 đơn) thì rất khó để biết được tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp bạn và đưa ra những giải pháp tối ưu để bán được nhiều sản phẩm hơn.
Chủ động hơn khi vấn đề xảy ra
Giả sử bạn cho rằng doanh nghiệp lớn mới thật sự cần phải làm rõ mục tiêu ngắn hạn. Bạn nghĩ sao nếu doanh nghiệp bạn gặp khó khăn sẽ có hướng giải quyết nhanh chóng và tối ưu nhất? Vậy doanh nghiệp của bạn có quy mô ra sao thì việc lập kế hoạch có từng bước đi rõ ràng, sẽ giúp bạn chủ động hơn trong lúc gặp bế tắc, không biết phải làm gì tiếp theo hay phải làm gì cho đúng để đưa doanh nghiệp của bạn phát triển vững chắc.
Giải quyết vấn đề hiệu quả
Khi doanh nghiệp của bạn có những bước đi cụ thể sẽ dự báo được các vấn đề xảy ra theo mức độ từ dễ đến khó và đưa ra các hướng giải quyết vấn đề đó một cách tối ưu nhất. Lúc vấn đề xảy ra với doanh nghiệp thì bạn đã có phương án giải quyết giúp tiết kiệm được thời gian mà thời gian là sự sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Chung một góc nhìn, chung một hướng đi
Các bộ phận trong một doanh nghiệp, các thành viên trong một phòng ban nếu thiếu một bức tranh tổng quan về từng bước đi cụ thể sẽ thiếu đi sự gắn kết. Xảy ra những vấn đề nội bộ dẫn đến kết kết quả không như mong muốn làm cho doanh nghiệp của bạn chậm phát triển hay thậm chí đi lùi.
Muốn xây dựng nên một bản kế hoạch mục tiêu ngắn hạn dành cho doanh nghiệp, chúng ta sẽ phân tích từng thành phần nhỏ bao gồm: doanh số, thị phần, tăng trưởng, lợi nhuận. Chúng ta sẽ đi làm rõ từng phần và thực thi áp dụng vào chính vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải.

Doanh số trong mục tiêu kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp là gì?
Những kết quả cụ thể và chi tiết được thể hiện bằng những con số qua một tuần, một tháng hay một năm mà doanh nghiệp của bạn đã đạt được đó gọi là doanh số trong kinh doanh hay doanh số bán hàng. Các doanh số số này có thể theo dõi, đo lường và đưa ra những giải pháp tối ưu cho hoạt động bán hàng. Doanh số bán hàng càng cao còn giúp cho các nhân viên có niềm tin bán hàng và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của bạn.
Chúng ta nên làm gì để doanh số bán hàng được cải thiện?
Lập bảng kế hoạch bán hàng cụ thể cho doanh nghiệp của bạn như:
- So sánh sự tăng giảm về doanh số bán hàng của doanh nghiệp giữa các tuần các tháng (tuần 1, tuần 2, tuần 3, tuần 4 ; tháng 1, tháng 2…… )
- Đặt ra các mốc bán hàng như: 1000 sản phẩm/ tuần, 5000 sản phẩm / tháng
- Xem lại quy trình bán hàng các bước đã tối ưu chưa (người bán dễ dàng kiểm tra, người mua có thể mua hàng được nhanh chóng hơn..)
- Sản phẩm bán chạy nên có nguồn dự trữ lớn về nguồn hàng
Doanh nghiệp của bạn nên đưa ra nhiều chương trình về sản phẩm như: tạo cho sản phẩm sự khan hiếm nguồn hàng (trong một thời gian ngắn) hay ưu đãi dành cho khách hàng đã mua hàng ở một mức giá tốt nhất, tạo thẻ thành viên và dùng điểm đổi những phần quà giá trị khác.
Dưới đây là một số vấn đề có thể doanh nghiệp của bạn đang gặp phải và hướng giải quyết mà các doanh nghiệp ở quy mô nào vẫn có thể áp dụng được
- Các bạn sẽ nghĩ gì nếu cho rằng chỉ cần đăng sản phẩm lên các trang bán hàng là có khách hàng mua và không cần quan tâm về mặt hình ảnh và nội dung về sản phẩm. Với thời đại hiện nay đa số ưa chuộng cái đẹp nên hình ảnh phải được gây được ấn tượng vào mắt người xem kèm theo đó là các thông tin rõ ràng chi tiết nhất. Đây cũng được xem là một trong các yếu tố quyết định có nên mua sản phẩm hay không. Nên việc tối ưu về mặt hình ảnh sản phẩm sao cho bắt mắt, thiết thực, đưa các thông tin cơ bản đầy đủ giúp thúc đẩy việc mua sản phẩm của khách hàng nhiều hơn.
- Yếu tố tiếp theo đó là sự giao tiếp thông qua việc nhân viên tư vấn đó đã tư vấn cho khách hàng nhiệt tình chưa. Sự hài lòng của khách hàng tiềm năng thành người mua hàng và người truyền thông cho doanh nghiệp của bạn. Các doanh nghiệp nên thường xuyên đào tạo bổ sung kiến thức cho nhân viên và đưa ra những mốc thưởng thêm khi khách hàng mua hàng.
- Hiện nay với việc đặt hàng online đang chiếm phần lớn thị trường tạo ra điều dễ dàng cho người bán lẫn người mua nhưng cũng kèm theo đó là một mức phí vận chuyển thường sẽ cao làm cho người mua hàng phân vân khi mua sản phẩm. Doanh nghiệp của bạn nên để ra các chương trình combo, giá trị đơn hàng đạt mốc sẽ được miễn phí vận chuyển.
Việc xây dựng một chiến dịch cho việc bán hàng hiệu quả còn tùy thuộc vào mức độ và quy mô doanh nghiệp của bạn. Phải luôn theo dõi và đánh giá từng bước thực hiện làm sao phải phù hợp với thị trường biến đổi, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm gia tăng doanh số của doanh nghiệp.
Ví dụ: shop bán hàng quần áo trẻ em cho nam và nữ của shop A có một cửa hàng và một trang bán hàng online trên fanpage facebook có chạy quảng cáo và có lượng khách hàng quan tâm rất nhiều, có 2 nhân viên bán hàng và 2 nhân viên trực fanpage.
Trong tháng 3:
- Tuần 1 bán được 1000 đơn hàng (200 đơn ở cửa hàng và 800 đơn trên fanpage)
- Tuần 2 bán được 900 đơn hàng (200 đơn ở cửa hàng và 700 đơn trên fanpage)
Th1: Số người nhắn tin quá nhiều và không có đủ nhân viên trả lời tin nhắn, một số người mua hàng với số lượng ít nhưng phải chịu phí ship quá cao.
Đề xuất tuyển thêm nhân viên và đưa ra những gói combo khi mua đơn hàng với giá trị 300k được miễn ship.
Th2: Nhân viên tư vấn chưa nhiệt tình cho khách hàng
Đề xuất chủ cửa hàng nhắc nhở và trao đổi thêm về nhân viên để làm việc hiệu quả hơn, đề ra các mốc thưởng thêm cho đơn hàng 300k thưởng thêm nhân viên 5-10k/đơn hàng.
Th3: Đơn hàng tăng cao nhưng thiếu sản phẩm
Đề xuất thường xuyên nhập hàng để luôn có sản phẩm để bán.
Thị phần của doanh nghiệp trong kinh doanh ngắn hạn là gì?
Tăng trưởng của doanh nghiệp trong kinh doanh ngắn hạn là gì?
Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kinh doanh ngắn hạn là gì?
Tạm kết: chúng ta đã đi qua phần đầu tiên của bảng kế hoạch xây dựng mục tiêu kinh doanh ngắn hạn. Hãy theo dõi chúng tôi ở phần kế tiếp để làm rõ hết các thành phần còn lại và xây dựng thành bảng kế hoạch hoàn chỉnh cụ thể.
Luxmedia luôn đồng hành cùng bạn và chia sẻ những thông tin hữu ích
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ quảng cáo, giải pháp Marketing của LuxMedia trước đó qua: Dịch Vụ LuxMedia | Giải Pháp Tích Hợp Cho Doanh Nghiệp SME
Hoặc: liên hệ ngay với LuxMedia
- Email: nhatlong2796@gmail.com
- Facebook: LuxMedia IMC
- Địa chỉ: số 5 Tô Hiệu, Tân Phú, TPHCM
- Hotline: 0899472796 (Zalo)